1. Điện công nghiệp

08-07-2022 Quản Lý

1. Tổng Quan về ngành Điện Công Nghiệp (Ngành học được giảm 70% học phí)

Điện Công nghiệp là nghề chuyên thiết kế, lắp đặt, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống điện, điện nhà thông minh đạt yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo an toàn, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Người học được trang bị kiến thức về nguyên tắc, nguyên lý hoạt động của hệ thống điện công nghiệp để có thể trực tiếp tham gia thiết kế, lắp đặt, vận hành, bảo trì, bảo dưỡng và sửa chữa tủ điện, máy điện, dây chuyền sản xuất, các thiết bị điện trong các công ty sản xuất và kinh doanh.

Chương trình đào tạo ngành Điện công nghiệp bao gồm các khối kiến thức sau:

  • Hệ thống điện: bao gồm kiến thức về hệ thống truyền tải điện và hệ thống cung cấp điện, thiết bị đóng cắt và bảo vệ trong hệ thống cung cấp điện hạ áp.
  • Thiết bị điện công nghiệp: bao gồm các kiến thức về lắp đặt, kiểm tra, bảo trì và sửa chữa tất cả các loại thiết bị điện, điện nhà thông minh và nước.
  • Cung cấp điện: bao gồm các kiến thức về thiết kế cung cấp điện cho mạng hạ áp như: tính toán phụ tải điện, thiết kế chiếu sáng, chọn dây và cáp, tính toán tổn thất điện áp…
  • Cơ điện M&E: bao gồm kiến thức liên quan đến bản vẽ thiết kế cơ điện, kinh nghiệm giám sát công trình điện, bóc khối lượng dự án.
  • Điều khiển tự động hóa: bao gồm các kiến thức về công nghệ lập trình và thiết kế quy trình vận hành để hoàn thiện công nghệ tự động.
  • Năng lượng tái tạo: bao gồm kiến thức về các công nghệ sản xuất, vận chuyển năng lượng tái tạo, cách lắp đặt, bảo trì và phân phối năng lượng này.
  • An toàn điện: gồm các kiến thức về các mối nguy hiểm của điện trong môi trường công nghiệp, các phương pháp để bảo vệ an toàn cho nhân viên kỹ thuật điện.

2. Mục tiêu đào tạo

Sau khi tốt nghiệp Kỹ sư thực hành ngành Điện công nghiệp có những kỹ năng sau:

  • Trang bị những kiến thức vững chắc về chuyên môn Điện công nghiệp, liên quan đến điện dân dụng, điện công nghiệp và hệ thống tự động hóa. Áp dụng được kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề kỹ thuật trong công nghiệp.
  • Phát triển các kỹ năng thực hành chuyên môn cần thiết bao gồm: lắp đặt, vận hành, bảo trì và sửa chữa các thiết bị điện trong dân dụng và công nghiệp, đạt mức kỹ năng nghề phù hợp với vị trí công việc và thị trường lao động.
  • Kỹ năng sử dụng tiếng Anh ở mức độ cơ bản (tương đương bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam), đọc và dịch được các tài liệu kỹ thuật tiếng Anh chuyên ngành.
  • Trang bị kỹ năng tin học cơ bản, sử dụng thành thạo các phần mềm tin học văn phòng và các phần mềm chuyên ngành phục vụ cho công việc chuyên môn và nghiên cứu.
  • Chương trình đào tạo chú trọng phát triển các kỹ năng mềm như: giao tiếp, phối hợp làm việc nhóm và quản lý thời gian. Mục tiêu là rèn luyện thái độ làm việc chuyên nghiệp và đạo đức nghề nghiệp, đảm bảo làm việc hiệu quả trong môi trường công nghiệp.

Hình ảnh các nhóm sinh viên đạt giải tại Hội thi tay nghề cấp trường năm 2024

3. Chương trình đào tạo

Chương trình đào tạo ngành Điện công nghiệp thiết kế phù hơp với trình độ sinh viên Cao đẳng, được xây dựng bởi đội ngũ chuyên gia, các giảng viên với nhiều năm kinh nghiệm. Ngoài ra, được sự góp ý từ phía doanh nghiệp về nhu cầu nguồn nhân lực của ngành trong thời gian tới.

Chương trình đào tạo được xây dựng bám sát nhu cầu thực tế của doanh nghiệp và giúp cho sinh viên có nhiều thời gian thực hành tại trường. Chương trình đào tạo có 100 tín chỉ, khoảng 70% thời gian học thực hành và 30% thời gian học lý thuyết.

Chương trình đào tạo gồm các khối kiến thức về hệ thống điện, thiết bị điện công nghiệp, cung cấp điện, cơ điện M&E, năng lượng tái tạo, an toàn điện, giúp sinh viên có nền tảng kiến thức tốt, vững tay nghề để dễ dàng thích ứng trong công việc sau khi tốt nghiệp.

Chương trình đào tạo theo phương thức tích lũy tín chỉ, chia thành 6 học kỳ (3 năm), cho phép sinh viên được học vượt để có thể rút ngắn thời gian đào tạo còn từ 2 – 2,5 năm. Sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể học liên thông tại các trường Đại học trên cả nước trong thời gian từ 1,5 – 2 năm.

5. Cơ sở vật chất (các phòng thí nghiệm, các xưởng thực hành)

Để đáp ứng kỹ năng nghề và đảm bảo chuẩn đầu ra cho sinh viên ngành Điện công nghiệp, Nhà trường đã đầu tư nhiều phòng thực tập, với trang thiết bị hiện đại và được cập nhật hàng năm theo xu thế công nghệ đang áp dụng tại Việt Nam và trên thế giới.

  1. Phòng thực tập điện cơ bản: 2
  2. Phòng thực tập lắp đặt điện: 2
  3. Phòng thực tập máy điện: 2
  4. Phòng thực tập trang bị điện: 2
  5. Phòng thực tập tự động hóa: 2
  6. Phòng thí nghiệm máy điện: 1
  7. Phòng thực tập trang bị điện nâng cao: 1
  8. Phòng thực tập điện nhà thông minh: 1
  9. Phòng thí nghiệm đo lường điện và khí cụ điện: 1
  10. Phòng thực tập Khí nén – Thủy lực: 1
  11. Phòng thực tập chuyên đề kỹ thuật cảm biến: 1

Hình ảnh sinh viên thực hành tại các phòng thực tập, thí nghiệm

5. Vị trí công việc sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí  việc làm của ngành, nghề bao gồm:

  • Lắp đặt hệ thống điện công trình;
  • Vận hành, bảo trì hệ thống điện công trình;
  • Lắp đặt và vận hành hệ thống cung cấp điện;
  • Bảo trì hệ thống cung cấp điện;
  • Lắp đặt tủ điện;
  • Sửa chữa, bảo dưỡng, vận hành máy điện;
  • Lắp đặt hệ thống tự động hóa;
  • Vận hành, bảo trì hệ thống tự động hóa;
  • Lắp đặt hệ thống điện năng lượng tái tạo;
  • Vận hành, bảo trì, bảo dưỡng hệ thống điện năng lượng tái tạo;
  • Lắp đặt mạch máy công cụ;
  • Sửa chữa, bảo dưỡng mạch máy công cụ;
  • Kiểm tra chất lượng sản phẩm (KCS);
  • Kinh doanh thiết bị điện.

Thông tin liên hệ tư vấn: ThS. Phạm Toàn Sinh (0918.462.202)

ĐĂNG KÝ HỌC NGÀNH ĐIỆN CÔNG NGHIỆP

Để đăng ký học ngành Điện công nghiệp tại Trường Cao đẳng Công Thương TP.HCM, vui lòng chọn vào mục “ĐĂNG KÝ NGAY” dưới đây:

Xem thêm

Liên kết