5. Công nghệ kỹ thuật điện tử, truyền thông

08-07-2022 Quản Lý

I. Tổng quan về ngành Công Nghệ Kỹ Thuật Điện Tử, Truyền Thông

  • Ngành Công Nghệ Kỹ Thuật Điện Tử, Truyền Thông là ngành ứng dụng các công nghệ, kỹ thuật hiện đại tạo nên các thiết bị truyền thông và các thiết bị điện tử như: tivi, điện thoại, máy tính, các mạch điều khiển, thiết bị truyền phát tín hiệu, … nhằm xây dựng hệ thống mạng thông tin liên lạc toàn cầu, từ đó giúp cho việc trao đổi thông tin được thuận tiện hơn trong những điều kiện không gian và thời gian khác nhau.
  • Hiện nay, ngành Điện Tử Truyền Thông, trường Cao Đẳng Công Thương Tp.HCM được xây dựng với 105 tín chỉ (không tính môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh, Giáo dục thể chất), trong đó thời lượng thực hành tại Trường hoặc tại doanh nghiệp chiếm đến 70% thời gian học. Sinh viên sẽ được trang bị các kiến thức từ cơ bản đến nâng cao về lĩnh vực điện tử truyền thông thông qua các môn học như: kỹ thuật điện tử cơ bản và nâng cao, kỹ thuật số, vi điều khiển, hệ thống IoT, kỹ thuật truyền sóng và anten, thiết bị đầu cuối, mạng máy tính, lắp đặt hệ thống an ninh, sữa chữa thiết bị viễn thông, lập trình điều khiển trên thiết bị di động…. Ngoài ra, sinh viên được trang bị các kỹ năng mềm, an toàn lao động và anh văn giao tiếp thông qua các khóa học ở Trường để đáp ứng yêu cầu nhà tuyển dụng.

Mã ngành: 6510312

Thời gian đào tạo: 3 năm

TT tuyển sinhhttps://hitu.edu.vn/tuyen-sinh

Fanpage: https://www.facebook.com/dttt.hitu

Group: https://www.facebook.com/groups/467385038339151

Email: dttt@hitu.edu.vn

Hotline: 0909 328 143 (Thầy Tuyên)

II. Mục tiêu đào tạo

  • Sinh viên được đào tạo có đủ khả năng lắp ráp, kiểm tra các loại mô hình hệ thống mạng LAN, WAN, hệ thống thông tin di động, mạng máy tính.
  • Có khả năng bảo trì, thi công, quản lý hệ thống tổng đài viễn thông, mạng máy tính. Biết sử dụng các thiết bị chuyên dụng viễn thông, các phần mềm phụ trợ như Matlab, ngôn ngữ lập trình, Thiết kế mạch … để tính toán, phân tích sự cố và đưa ra giải pháp và trực tiếp khắc phục sự cố trong mạng viễn thông.
  • Sinh viên sau khi tốt nghiệp có kiến thức lý thuyết chuyên sâu, tay nghề thực hành thành thạo, đủ khả năng đáp ứng các yêu cầu của doanh nghiệp trong và ngoài nước. Đồng thời có khả năng tiếp cận nhanh với sự phát triển của Khoa học công nghệ mới trong lĩnh vực Điện tử và Truyền thông.
  • Sinh viên sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Điện tử, Truyền thông sẽ đáp ứng được các yêu cầu về tiếng Anh giao tiếp tương đương TOEIC 350 cũng như có trình độ tin học căn bản, tin học chuyên ngành.

III. Chương trình đào tạo

  • Chương trình đào tạo ngành Điện Tử Truyền Thông được thiết kế phù hợp với trình độ của các bạn sinh viên cao đẳng và nhu cầu của xã hội. Chương trình có tính ứng dựng, bám sát thực tiễn, sinh viên có nhiều thời gian để học thực hành (đến 70% lượng thời gian học), giao lưu cùng các chuyên gia, doanh nghiệp, đi thực tế doanh nghiệp….
  • Chương trình đào tạo: tham khảo tại đây ( https://ddt.hitu.edu.vn/chuong-trinh-dao-tao/ )

 

 

 

 

 

Hoạt động giao lưu với doanh nghiệp và thực tế tại doanh nghiệp được tổ chức hàng năm

IV. Cơ sở vật chất.

Khoa và Nhà trường đã đầu tư nhiều phòng thực hành để đáp ứng kỹ năng nghề và đảm bảo chuẩn đầu ra cho các em sinh viên. Dưới đây là các phòng thực hành tiêu biểu:

  • Phòng thực hành thiết kế mạch điện tử
  • Phòng thực hành điện tử cơ
  • Phòng thực hành điện tử nâng cao
  • Phòng thực hành kỹ thuật số
  • Phòng thực hành truyền số liệu
  • Phòng thực hành ghép kênh tín hiệu
  • Phòng thực hành vi điều khiển
  • Phòng thực hành cánh tay robot
  • Phòng thực hành lập trình điều khiển trên thiết bị di động
  • Phòng thực hành thiết bị đầu cuối viễn thông
  • Phòng thực hành mạng máy tính

Một số hình ảnh về phòng thực hành chuyên ngành Điện Tử Truyền Thông

 

V. Cơ hội việc làm

1. Sau khi tốt nghiệp

  •  Chuyên viên thiết kế, tối ưu mạng, quy hoạch mạng tại các công ty viễn thông
  •  Chuyên viên tư vấn, vận hành, điều hành kỹ thuật, thiết kế ,….Làm việc ở đài truyền hình, đài phát thanh… những công ty chuyên về lĩnh vực truyền thông điện tử, những công ty sản xuất linh kiện, thiết bị điện tử viễn thông …
  •  Nhân viên lắp đặt, bảo trì mạng viễn thông của các công ty cung cấp dịch vụ viễn thông.
  •  Nhân viên tư vấn bán hàng kỹ thuật, nhân viên kỹ thuật làm việc tại các trung tâm bảo hành, chăm sóc khách hàng của các công ty sản suất, phân phối các sản phẩm điện tử, viễn thông.
  • Nhân viên lắp đặt bảo trì hệ thông an ninh, giám sát

Các bạn sinh viên ngành Điện Tử Truyền Thông khóa K43 tốt nghiệp trước thời hạn 6 tháng và điều có việc làm ngay khi ra trường

2. Về lâu dài

  •  Trưởng bộ phận kỹ thuật tại các công ty doanh nghiệp trong lĩnh vực điện tử, viễn thông.
  •  Quản đốc trong các nhà máy sản xuất thiết bị Điện tử, Viễn thông.
  •  Quản lý, điều hành việc bảo trì thiết bị tại các hộ thuê bao, trạm thu phát sóng, tổng đài, mạng máy tính.

Liên kết