Giới Thiệu

28-11-2021 Quản Lý

1. Giới thiệu chung

   Khoa Điện – Điện tử được thành lập khi Trường được nâng cấp lên Cao đẳng tháng 12 năm 2000, tiền thân là Tổ bộ môn Điện thuộc Ban Cơ điện Trường Kỹ thuật nghiệp vụ thuộc Bộ Công nghiệp Nhẹ, ban đầu chỉ có 37 học sinh (1998), đến nay học sinh, sinh viên toàn khoa đã lên đến gần 1500 với 5 chuyên ngành đào tạo : Điện Công nghiệp, Điện tử công nghiệp, Kỹ thuật điều khiển & Tự động hoá , Nhiệt Lạnh và Kỹ thuật Điện tử – Truyền thông.  Mục tiêu của Khoa Điện – Điện tử là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng, đáp ứng đầy đủ các chuẩn đầu ra của ngành đào tạo, có khả năng không ngừng học tập nâng cao trình độ và phát huy tốt vai trò của người kỹ thuật viên Công nghệ trong các công ty, các cơ sở sản xuất .

2. Đội ngũ CB, GV, NV

   Tổng số cán bộ giảng viên, nhân viên trong khoa là 30 (trong đó 02 tiến sĩ, 25 thạc sĩ, số còn lại chủ yếu là các thầy cô đang theo học các lớp thạc sĩ theo các chuyên ngành). Đội ngũ giảng viên của khoa luôn năng động và nhiệt huyết với công tác chuyên môn, và đã tốt nghiệp từ các trường đại học có uy tín trong và ngoài nước. Giảng viên của khoa đã đạt nhiều thành tích trong giảng dạy, có nhiều giảng viên đã từng là cán bộ quản lý kỹ thuật  tại các công ty, nhà máy lớn ở các khu CN TP.HCM cũng như các tỉnh lân cận. Tất cả giảng viên của khoa luôn cập nhật thông tin và công nghệ mới để áp dụng trực tiếp vào công tác giảng dạy, đồng thời tích cực hợp tác và tham gia các nhóm nghiên cứu của những đơn vị có thành tích, bề dày kinh nghiệm trong nước (ĐH BK TP.HCM, ĐH SPKT TP.HCM, ĐH Tôn Đức Thắng) và hướng đến thành lập những nhóm nghiên cứu chuyên sâu có khả năng làm việc/hợp tác với những nhóm nghiên cứu từ những quốc gia có trình độ khoa học-công nghệ phát triển như Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc, Vương quốc Anh…

Trưởng khoa: Thầy Lâm Quang Chuyên – Tiến sĩ

  • Phó trưởng khoa quản lý BM Điện công nghiệp: Thầy Nguyễn Mạnh Thắng – Thạc sĩ
  1. Cô Trần Thị Thanh Lễ – Thạc sĩ
  2. Cô Nguyễn Thị Hạnh – Thạc sĩ
  3. Thầy Trần Thế Hoàng – Thạc sĩ
  4. Thầy Mai Văn Lê – Thạc sĩ
  5. Thầy Phạm Toàn Sinh – Thạc sĩ
  6. Thầy Đào Thanh Tâm  – Thạc sĩ
  7. Thầy Nguyễn Văn Phước – Thạc sĩ
  8. Thầy Ngô Đình Khôi – Thạc sĩ
  9. Thầy Trần Trung Thuận – Thạc sĩ
  10. Thầy Nguyễn Thiện Tường – Thạc sĩ
  11. Thầy Bùi Quốc Thạch – Thạc sĩ
  • Trưởng BM Điện tử CN – Điện tử truyền thông: Thầy Nguyễn Minh Quang – Thạc sĩ  
  1. Cô Nguyễn Thị Kim Ngân – Kỹ sư
  2. Thầy Đào Thành Sung – Thạc sĩ
  3. Thầy Nguyễn Kim Suyên – Thạc sĩ
  4. Thầy Đặng Văn Tín – Thạc sĩ
  • Trưởng BM KT Điều khiển & Tự động hoá- Điện tử truyền thông: Nguyễn Lê Nhựt Tuyên – Thạc sĩ
  1. Thầy Đỗ Phương Nam – Thạc sĩ
  2. Thầy Nguyễn Việt Khoa – Thạc sĩ
  3. Thầy Nguyễn Lê Nhật Tuyên – Thạc sĩ
  4. Cô Nguyễn Thị Lan Phương – Thạc sĩ
  5. Cô Nguyễn Thị Mai Lan – Thạc sĩ
  • Trưởng BM KT Nhiệt lạnh: Thầy Trần Xuân An – Thạc sĩ  
  1. Thầy Vũ Đình Nhường – Kỹ sư
  2. Thầy Đỗ Quang Huy – Cao học
  3. Thầy Nguyễn Đức Nhơn – Cao học
  4. Cô Trương Thị Kim Chi – Cao học
  • Giáo vụ khoa: Cô Nguyễn Thị Kim Oanh – Cử nhân

3. Cơ sở vật chất

Được sự quan tâm của BGH nhà trường, Khoa Điện – Điện tử hiện đang sở hữu nhiều phòng thí nghiệm và phòng thực tập hiện đại, điều này tạo cơ hội cho sinh viên thường xuyên được tiếp xúc, thí nghiệm, thực tập trên các hệ thống thực tế, giúp các sinh viên của khoa nhanh chóng nắm bắt được kỹ thuật và công nghệ tiên tiến trên thế giới, cũng như phát triển kỹ năng nghề gồm:

  • Phòng Thí nghiệm máy điện.
  • Phòng thực tập Trang bị điện (2 phòng).
  • Phòng thực tập Trang bị điện nâng cao.
  • Phòng thực tập Điện cơ bản (2 phòng).
  • Phòng thực tập SmartHome.
  • Phòng thực tập Điện tử cơ bản (2 phòng).
  • Phòng thực tập Điện tử nâng cao.
  • Phòng Thực tập Điện tử công suất.
  • Phòng thực tập Kỹ thuật số.
  • Phòng thực tập Vi điều khiển.
  • Phòng thực tập Thiết kế mạch điện tử.
  • Phòng thực tập Điều khiển thiết bị di động Android.
  • Phòng thực tập lạnh dân dụng.
  • Phòng thực tập lạnh công nghiệp.
  • Phòng thực tập PLC.
  • Phòng thực tập điều khiển tự động.
  • Phòng thực tập Truyền số liệu.
  • Phòng thực tập Thiết bị đầu cuối.

4. Các ngành và chương trình đào tạo, phương thức đào tạo

   Hiện nay, Khoa Điện – Điện tử có 5 bộ môn chuyên ngành : Điện Công nghiệp, Điện tử công nghiệp, Kỹ thuật điều khiển & Tự động hoá , Nhiệt Lạnh và Kỹ thuật Điện tử – Truyền thông. Đào tạo Cao đẳng kỹ thuật hệ chính quy Công nghệ Kỹ thuật Điện (Điện Công nghiệp), Công nghệ Kỹ thuật Điện tử (Điện tử Công nghiệp), Công nghệ Kỹ thuật Điều khiển & Tự động hoá, Công nghệ Nhiệt lạnh và Công nghệ Kỹ thuật Điện tử -Truyền thông. Đào tạo liên thông đại học chính quy Khoa Điện – Điện tử thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng giảng dạy người học là trung tâm, áp dụng các thành tựu công nghệ dạy học tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Chương trình đào tạo bậc cao đẳng được xây dựng theo tín chỉ tạo nhiều điều kiện cho sinh học tập và có thể tốt nghiệp sớm hơn thời gian đào tạo quy định.

   Chất lượng các bài giảng lý thuyết cũng như thực hành ngày càng được nâng cao, thông qua việc tham khảo nhiều tài liệu chuyên ngành trong và ngoài nước. Hầu hết các môn học đều có đề cương chi tiết, giáo trình, bài giảng tạo điều kiện cho sinh viên có thể tự học, khai thác, sử dụng và xử lý thông tin một cách có hiệu quả. Kết quả học tập được đánh giá theo quá trình và cuối kỳ với các hình thức đa dạng khác nhau: tự luận, trắc nghiệm, tiểu luận.

5. Vị trí và cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp

   Do chương trình đào tạo xây dựng gắn liền với thực tế thiết bị của các Cty, nhà máy nên sinh viên tốt nghiệp từ Khoa Điện – Điện tử của trường luôn được đánh giá cao và ưu tiên tuyển chọn của các nhà tuyển dụng trong và ngoài nước. Hiện nay có nhiều sinh viên của Khoa đã và đang giữ nhiều chức vụ quan trọng trong các công ty, nhà máy, xí nghiệp như Cty Intel (Mỹ) , tập đoàn Unilever (Anh – Hà Lan), Cty Crown , Cty Mabuchi Moto (Nhật) …. Cty Quốc Việt , Cty Nam Thịnh, Cty Trường Nam Hải, ……. Khoảng 80% sinh viên sau khi  tốt nghiệp có việc làm phù hợp với chuyên môn được đào tạo và hiện đang làm việc tại TP.Hồ Chí Minh và các khu công nghiệp Bình Dương , Đồng Nai.

6. Cơ hội học tập ở các bậc cao hơn

   Chương trình đào tạo của Khoa Điện – Điện tử cũng có tính liên thông nên một số sinh viên sau khi tốt có thể học liên thông lên Đại học hoặc Thạc sĩ với các trường đại học trong nước như ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, ĐH Bách Khoa Đà Nẵng, ĐH KTKT Công nghiệp Hà Nội, ĐH Công Nghiệp Hà Nội, ĐH Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM. Hiện nay có một số SV đã tốt nghiệp ĐH hoặc Thạc sĩ đang giảng dạy tại các trường CĐ, ĐH trong TP cũng như các tỉnh phía nam.

7. Liên kết với doanh nghiệp – Gương cựu sinh viên điển hình (Giảng dạy, biên soạn chương trình, tài liệu, NCKH, sinh viên thực tập…)

   Khoa đã liên kết đào tạo và nâng bậc cho các Cty như : Cty Thép Thủ Đức, Cty Giấy Linh Xuân, Cty Giấy Bình An, Cty Dệt may 7, …. Hiện có ba cựu sinh viên : Thầy Huỳnh Cân (Cty kiểm định chất lượng) đang tham gia giảng dạy (thỉnh giảng), Thầy Th.s Trần Thiện Tường và Thầy Đào Thanh Tâm đang giảng dạy bộ môn ĐCN của khoa. Năm 2014 có 02 đề tài NCKH của sinh viên tham gia festival sáng tạo trẻ TP.HCN một đạt giải huy chương bạc, một đạt giải huy chương đồng.

8. Các hoạt động của giảng viên và sinh viên

   Với mục đích thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ do nhà trường giao cho, đạt được mục tiêu phát triển đề ra, tập thể khoa đã thực hiện tốt các giải pháp sau: Tin tưởng tuyệt đối, chấp hành nghiêm túc chủ chương, đường lối do Đảng ủy, Ban Giám Hiệu đưa ra. Xây dựng chi bộ Đảng, Công đoàn Khoa thành điểm tựa vững chắc cho Giảng viên và Cán bộ quản lý; xây dựng chi đoàn Thanh niên khoa là điểm tựa cho Giảng viên trẻ và Sinh viên của Khoa. “Đoàn kết – Ổn định – Phát triển” là các tiêu chí xuyên suốt cho mọi hoạt động, tích cực thực hiện xây dựng môi trường làm việc thân thiện, năng động, kỷ luật, sáng tạo, lấy chất lượng đào tạo sinh viên làm tâm điểm. Phát huy sự đóng góp trí tuệ, sức lực của tập thể giảng viên, tổ chức đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giảng viên chuẩn mực về nhân cách, tác phong nhanh nhẹn, giỏi về chuyên môn và ngoại ngữ, năng động trong nghiên cứu và tự học Định kỳ có kế hoạch rà soát, đổi mới chương trình đào tạo, đề cương chi tiết các học phần, ngân hàng câu hỏi và phương pháp giảng dạy theo hướng học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn. Tích cực xây dựng và triển khai kế hoạch nghiên cứu khoa học, thiết lập các liên kết và hợp tác nhiên cứu với các cá nhân và đơn vị trong và ngoài nước, thường xuyên cập nhật thông tin khoa học công nghệ, các hướng nghiên cứu bám theo yêu cầu của  đào tạo và thực tế sản xuất. Phát huy vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng khoa học Khoa, tôn trọng quyền tự chủ, sáng tạo của các bộ môn, ý kiến phản biện của các chuyên gia. Phát huy sự phối hợp giữa chính quyền với tổ chức Đảng, Công đoàn, Đoàn thanh niên, chủ động, sáng tạo đưa các giải pháp thực hiện, phù hợp với sự phát triển của nhà trường trong giai đoạn mới. Xây dựng mối quan hệ mật thiết với các công ty, nhà máy, cơ sở sản xuất chuyên ngành giải quyết tốt việc thực tập tốt nghiệp, việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp.

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Địa chỉ: phòng C01 Khu C – Văn phòng khoa Điện – Điện Tử; Số 20, đường Tăng Nhơn Phú, P. Phước Long B, TP. Thủ Đức, TP. HCM

– Liên hệ: Thầy Chuyên – 0908.019.720; Thầy Thắng – 0988.539.901; Cô Oanh – 0987.226.504; Thầy Quang – 0798186618

– Email : diendientu@hitu.edu.vn